Thành tựu văn hóa Suleiman I

Tughra (chữ ký, ấn) của Suleiman Đại đế.

Dưới sự bảo trợ của Suleiman I, việc mở mang văn hoá Ottoman phát triển cực thịnh. Hàng trăm người ở tầng lớp thượng lưu có văn hoá (được gọi là Ehl-i Hiref) được mời đến Hoàng cung Topkapı, nơi ở của Hoàng gia. Sau khi học nghề, các họa sĩ và thợ thủ công có thể làm chức quan phù hợp với lĩnh vực của họ, và mỗi năm được trả lương theo hàng quý. Các sổ ghi lương là bằng chứng cho sự phóng khoáng của Suleiman, nhiều văn kiện từ năm 1526 liệt kê đến 40 người thượng lưu với trên 600 thành viên trong Ehl-i Hiref. Hội này đã lôi cuốn những thợ thủ công giỏi trên toàn quốc đến chầu vua, không kể họ là người Hồi giáo hay dân các vùng bị quân Ottoman chinh phạt ở châu Âu, kết quả là ba nền văn hoá Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu được hoà hợp với nhau.[61] Những thợ thủ công trong triều bao gồm họa sĩ, người đóng sách, người làm đồ da lông thú và thợ kim hoàn. Khác với các bậc tổ phụ chỉ đề cao văn hoá Ba Tư (tiên đế Selim I từng làm thơ bằng tiếng Ba Tư), triều đình Suleiman ra sức phát triển nền văn hoá riêng của nước nhà.[62]

Thánh đường Hồi giáo Süleymaniye ở Constantinopolis (nay là Istanbul), được xây dựng bởi Mimar Sinan, kiến trúc sư trưởng của Suleiman.

Bản thân Suleiman là một nhà thơ lớn, viết thơ tiếng Ba Tư và Thổ dưới bút danh Muhibbi (người yêu quý). Nhiều câu thơ đã trở thành tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng nhất là Số phận của mỗi cá nhân vốn giống nhau, nhưng các phiên bản câu chuyển thì nhiều loại, đa dạng. Năm 1543, khi con trai nhỏ của ông là Mehmed qua đời, Suleiman sáng tác một bản dùng chữ cái hoa để ghi năm làm cảm động lòng người: Đáng quý nhất trong các hoàng tử, Sultan Mehmed của ta.[63][64] Ngoài Suleiman, nhiều nhà thơ lớn như FuzuliBaki đã góp phần bổ sung cho kho tàng văn chương Ottoman. Sử gia nghiên cứu về văn chương E. J. W. Gibb cho rằng "không lúc nào, ngay cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, thơ văn nhận được sự khuyến khích mạnh mẽ như dưới triều Sultan này".[63] Theo Mansel, bài thơ nổi tiếng nhất của Suleiman là:[65]

Người ta cho rằng giàu có và quyền lực là cái lẽ trời vĩ đại nhất,

Nhưng trên thế giới này thì chính giàu sức khỏe mới là điều tốt nhất.

Cái ngôi báu mà người ta hay bàn luận tới đó chỉ là sự tranh giành tầm thường, là chinh chiến không dứt,

Sùng bái Thượng đế mới chính là ngôi báu chí tôn, mới là kho báu tối hạnh phúc.

— Suleiman Đại đế

Suleiman cũng nổi tiếng vì đã đỡ đầu việc xây dựng một loạt các công trình kiến trúc của đế quốc. Để biến Constantinopolis thành trung tâm của nền văn minh Hồi giáo, Suleiman đã khởi xướng một loạt dự án xây dựng các cây cầu, thánh đường Hồi giáo, cung điện và một số công trình phục vụ việc từ thiện và xã hội. Công trình lớn nhất trong số đó được kiến trúc sư trưởng Mimar Sinan - người đã đưa kiến trúc Ottoman lên tới thời hoàng kim - xây dựng. Sinan đã xây 300 công trình kiến trúc trên khắc đế quốc, kể cả hai tuyệt tác của ông là thánh đường SüleymaniyeSelimiye — được xây dựng ở Edirne dưới thời Selim II - con trai và là người nối nghiệp ông. Suleiman cũng tu sửa thánh đường Masjid Qubbat As-Sakhrah ở Jerusalem và những bức tường thành phố Jerusalem (nay còn tồn tại ở thành phố cổ Jerusalem), trùng tu thánh đường KaabaMecca, và xây dựng một phức hợp công trình ở Damascus.[66]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Suleiman I //nla.gov.au/anbd.aut-an35812390 http://www.bartleby.com/67/794.html http://www.bartleby.com/67/795.html http://books.google.com/books?id=KrsmNygcbNgC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Ovg_RQlklU4C&pg=P... http://books.google.com/books?id=UVmsI0P9RDUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=neUKEvaYPZYC&pg=P... http://www.jimdiamondmd.com/malta_history.htm http://www.malta.com/about-malta/history-of-malta.... http://uk.encarta.msn.com/encyclopedia_761575054_2...